Thiết kế và phát triển De Havilland Sea Venom

Sea Venom vốn là phiên bản hải quân của loại tiêm kích đêm hai chỗ Venom NF.2, và được sử dụng như máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết của FAA. Để hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Hoàng gian, những sửa đổi cần thiết đã được thực hiện như móc hãm, cánh gấp, càng đáp khỏe hơn và giảm xóc. Buồng lái được cũng được sửa đổi để có thể phóng ghế cùng phi công từ dưới nước. Mẫu thử đầu tiên bay vào năm 1951, và bắt đầu các thử nghiệm trên tàu sân bay cùng năm. Thêm hai mẫu thử nữa cũng được chế tạo.[1] Lô Sea Venom thành phẩm đầu tiên cí tên mã định danh là FAW.20 (Fighter, All-Weather – Tiêm kích, mọi thời tiết). Nó được trang bị một động cơ phản lực de Havilland Ghost 103 và cũng được trang bị vũ khí giống như phiên bản của RAF. Phiên bản tiếp sau là FAW.21, nó gồm các sửa đổi đã được thực hiện trên Venom NF.2A và NF.3. Một số sửa đổi bao gồm động cơ Ghost 104, buồng lái có tầm nhìn tốt hơn và radar của Mỹ. Phiên bản cuối cùng cho Hải quân Hoàng gia là FAW.22 trang bị động cơ Ghost 105. Tổng cộng có 39 chiếc phiên bản này được chế tạo trong giai đoạn 1957-1958. Một số chiếc sau này còn được sửa đổi để có thể trang bị tên lửa không đối không de Havilland Firestreak.

7 chiếc FAW.21 đã được sửa đổi vào năm 1958 để thực hiện vai trò đối kháng điện tử (ECM), những khẩu pháo bị bỏ đi và thay vào đó là các trang thiết bị ECM. Chúng được gọi là ECM.21. Phi đoàn Không quân Hải quân 831 là phi đoàn duy nhất được trang bị loại ECM.21, đóng căn cứ tại RAF Watton từ năm 1963 đến 1966. Những chiếc FAW.22 chuyển đổi tương tự như FAW.21 và được gọi là ECM.22.

Một dự án hiện đại hóa Sea Venom có tên gọi DH.116 với cánh xuôi sau và nâng cấp radar cũng đã được đề xuất, nhưng nó bị hủy bỏ vì Hải quân Hoàng gia cần những chiếc máy bay thay thế có hai động cơ. Sau này Sea Venom bị de Havilland Sea Vixen thay thế.

Liên quan